nhung-dieu-can-biet-cho-publisher-truoc-khi-chay-google-ads

Những điều cần biết cho publisher trước khi chạy Google Ads

Kiếm tiền từ quảng cáo của Google bảo đảm được nguồn của quảng cáo, đáng tin cậy, bảo mật tốt và rõ ràng trong việc thanh toán. Nhưng bên cạnh đó, các publisher cũng luôn bận tâm và quan ngại về những điều khoản dành cho các nhà xuất bản, vì nếu vi phạm, nhà xuất bản có thể sẽ bị ban hoàn toàn khỏi hệ thống của Google. Vậy để tránh những điều đáng tiếc xảy ra, hãy cùng tìm hiểu thêm về chính sách và những hạn chế dành cho các nhà xuất bản.
 
23-02-2021

Google giúp kích hoạt web mở và miễn phí bằng cách giúp nhà xuất bản kiếm tiền từ nội dung của họ và nhà quảng cáo tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng các sản phẩm và dịch vụ hữu ích, có liên quan. Duy trì niềm tin vào hệ sinh thái quảng cáo nhưng cũng yêu cầu những giới hạn về những gì các bạn sẽ kiếm tiền.

Tất cả các nhà xuất bản bắt buộc phải tuân thủ các chính sách của nhà cung cấp quảng cáo. Nếu bạn không tuân thủ các chính sách này, Google có quyền vô hiệu hóa việc phân phát quảng cáo trên trang web của bạn hoặc vô hiệu hóa tài khoản của bạn bất kỳ lúc nào. Nếu tài khoản của bạn bị vô hiệu, bạn sẽ không đủ điều kiện để tham gia thêm vào chương trình AdSense. Khi website của bạn đã bị ban khỏi AdSense thì dù có dùng Google Ad Manager cũng sẽ không thể chạy kiếm tiền được.

          1. Các chính sách dành cho nhà xuất bản của Google là gì?

Khi kiếm tiền từ nội dung của mình bằng mã quảng cáo của Google, bạn bắt buộc phải tuân thủ Chính sách dành cho nhà xuất bản của Google. Điều đó có nghĩa là bất kỳ thứ gì hiển thị trên trang hoặc ứng dụng của bạn - bao gồm nội dung do người dùng tạo như phần nhận xét, các quảng cáo khác và liên kết đến các trang web hoặc ứng dụng khác. Việc cố gắng kiếm tiền từ nội dung vi phạm chính sách và không tuân thủ các chính sách này có thể dẫn đến việc Google chặn quảng cáo xuất hiện trên nội dung của bạn hoặc tài khoản của bạn bị tạm ngưng hoặc chấm dứt.



Các chính sách này được áp dụng cùng với bất kỳ chính sách nào khác điều chỉnh việc bạn sử dụng các sản phẩm dành cho nhà xuất bản của Google.

          2. Các hạn chế dành cho nhà xuất bản của Google là gì?

Đối với Google AdSense, các quảng cáo sẽ được hiển thị trên trang của bạn một cách ngẫu nhiên, không thể chọn trước nội dung của quảng cáo, bao gồm các quảng cáo đến từ các website khác hoặc app khác. Dù vậy, nếu bạn muốn quản lí kĩ lưỡng hơn trên các nội dung xuất hiện trên trang của mình, bạn có thể chặn những quảng cáo thuộc nhóm nội dung bạn không thích. Điều này đồng nghĩa với việc, đôi khi vị trí quảng cáo của bạn sẽ bị trống vì không có người tham gia đấu giá của những nội dung bạn cho phép hiển thị.



Những hạn chế này áp dụng cùng với bất kỳ chính sách nào khác điều chỉnh việc bạn sử dụng các sản phẩm dành cho nhà xuất bản của Google.

          3. Sự khác biệt giữa Chính sách dành cho nhà xuất bản của Google và Các hạn chế dành cho nhà xuất bản của Google là gì?



Chính sách dành cho nhà xuất bản của Google đã nêu rõ những site nào có nội dung không được phép bật kiếm tiền. Các chính sách này bao gồm: Nội dung bất hợp pháp, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nội dung liên quan đến các loài động vật quý hiếm và có nguy cơ bị tiệt chủng, nội dung nguy hiểm hoặc mang tính xúc phạm, tạo điều kiện cho các hành vi không trung thực, nội dung xuyên tạc và các hành vi phối hợp lừa đảo, đường dẫn đến các phần mềm độc hại hoặc phần mềm không mong muốn, nội dung khiêu dâm, buồn bán người hoặc trung gian cho việc kết hôn với người nước ngoài, bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em. Trên đây là những nội dung không bao giờ được Google cho phép hiển thị quảng cáo.



Ngược lại, các hạn chế dành cho nhà xuất bản của Google nêu ra các loại nội dung, chẳng hạn như Thuốc lá hoặc Thuốc dùng để tiêu khiển, không nhất thiết vi phạm chính sách nhưng có thể không hấp dẫn đối với tất cả các nhà quảng cáo. Điều này có nghĩa là nhà xuất bản sẽ không bị vi phạm chính sách mà thay vào đó nội dung sẽ bị gắn nhãn hạn chế khoảng không quảng cáo và có thể sẽ nhận được ít quảng cáo hơn hoặc đôi khi không có quảng cáo khi nhà quảng cáo xác định nhu cầu.



Chỉ cần nắm bắt được những điều cơ bản trên là các publisher có thể chỉ cần yên tâm chú trọng nội dung cho website của mình mà không cần lo lắng một ngày bỗng quảng cáo trên trang của mình lại không hoạt động nữa hoặc tài khoản AdSense bị tạm dừng. Liên hệ ngay với Netlink để được tư vấn và cập nhập những chính sách mới nhất dành cho các nhà xuất bản.

Mọi thông tin liên hệ về hợp tác, vui lòng gửi vào email: sale@netlink.vn

Bài viết liên quan

nhung-cap-nhap-moi-cua-header-bidding-tren-google-ad-manager
30-08-2022
Tìm hiểu ngay những nâng cấp của Header Bidding trên Google Ad Manager.
loi-ich-cua-viec-toi-uu-hoa-doanh-thu-den-tu-thiet-bi-di-dong
27-06-2022
Website trên thiết bị di động ngày một trở thành một trong những nguồn thu chính đến từ quảng cáo của các nhà xuất bản. Vậy nhà xuất bản có thể làm gì để tối ưu hoá doanh thu đến từ website trên thiết bị di đông?
lam-the-nao-de-tang-doanh-thu-den-tu-quang-cao-cho-website-cua-ban
13-06-2022
Tối ưu hoá doanh thu đến từ quảng cáo là cả một quá trình. Nó không diễn ra trong ngày một ngày hai. Trong bài viết ngày hôm nay, Netlink muốn gợi ý cho bạn 6 cách đơn giản để tăng doanh thu đến từ quảng cáo cho website.
quang-cao-tinh-va-quang-cao-dong
30-05-2022
Ngày nay, thị trường quảng cáo đa dạng về hình thức và vị trí hiển thị. Tuy nhiên, quảng cáo có thể được chia thành hai định dạng chính là quảng cáo tĩnh và quảng cáo động.
 
mua-quang-cao-tu-dong-p3
28-04-2022
Bài viết cuối cùng trong chuỗi bài Programmatic Buying sẽ giới thiệu qua về hai hình thức mua-bán quảng cáo tự động còn lại đó là Private Market Place (PMP) và Real-time Bidding (RTB).
4-xu-huong-ve-quang-cao-co-lap-trinh-vao-nam-2022
07-04-2022
Cùng Netlink cập nhập những xu hướng quảng cáo có lập trình trong năm 2022.