ad-manager-adsense-hay-admod-phu-hop-voi-doanh-nghiep-cua-ban

Ad Manager, AdSense hay AdMod phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Nếu bạn đang có trong tay một website có lượng traffic tốt, và nguồn traffic sạch nhưng lại không kiếm được một nguồn thu nhập ổn định, vậy bạn có thể thử kiếm tiền từ quảng cáo của Google.
 
18-01-2021

Google hiện có rất nhiều giải pháp hỗ trợ kiếm tiền giúp người dùng có thể tận dụng triệt để tài nguyên vốn có của mình như website hay ứng dụng trên điện thoại, vậy sử dụng sản phẩm nào hiệu quả và thích hợp nhất để tăng thu nhập của mình? Hãy cũng Netlink tìm hiểu thêm ở bài viết này nhé!

    1. Google AdSense:

         Đề cao tính tự động hóa trong phong cách làm việc, Google AdSense mang đến cho người dùng một trải nghiệm đơn giản hóa và sử dụng đơn giản. Với mạng quảng cáo này, các giải pháp advertising trở nên dễ triển khai nhờ sự tự động hóa một cách tối ưu việc đẩy quảng cáo lên những khoảng trống của trang web hay app mà chủ sở hữu đặt code quảng cáo. Giải pháp quảng cáo này phù hợp với các website như blog, diễn đàn, dịch vụ trực tuyến cùng với các báo cáo hiệu suất dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi để người dùng có thể kiểm tra tài khoản của mình cũng như số tiền mình đã kiếm được từ đó tăng cường truyền thông cho site của mình để nhận được một lượng người theo dõi lớn hơn.




    2. Google AdMob:

          AdMob là một mạng quảng cáo hỗ trợ kiếm tiền tối ưu hóa hơn trên thiết bị di động, giúp các Publisher có được thông tin chi tiết để có thể hành động và phát triển hoạt động kinh doanh ứng dụng. Với vai trò là một mạng, AdMob giúp bạn phân phát quảng cáo trên toàn cầu để bạn có thể kiếm tiền từ các ứng dụng dành cho thiết bị di động, đồng thời thu được tối đa doanh thu đến từ quảng cáo trên tất cả các đối tác thứ ba. Một tính năng sáng giá trong AdMob đó đặt giá thầu mở để thu về lợi nhuận tối đa trên mạng Google và bên thứ ba cho các nhà xuất bản và điều đó cũng sẽ được báo cáo thể hiện rõ trên Google Analytics cho Firebase. Tối ưu hóa mạng quảng cáo chính cũng chính là giải pháp để cân bằng các luồng doanh thu dựa trên quảng cáo và mua hàng trong ứng dụng dựa trên hành vi của người dùng bằng tính năng phân đoạn thông minh nhờ đó vừa không ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng trên ứng dụng cũng như website trên di động, vừa giúp cho Publisher làm việc ít hơn nhưng thu lại hiệu quả cao hơn.



     3. Google Ad Manager:

          Khác với 2 mạng quảng cáo trên, Google Ad Manager là một nền tảng quản lý quảng cáo dành cho các nhà xuất bản lớn, có doanh số bán hàng ở mức cao với các tùy chọn kiểm soát chi tiết và hỗ trợ nhiều nền tảng trao đổi và mạng quảng cáo bao gồm cả AdSense, Ad Exchange, mạng của bên thứ ba và nền tảng trao đổi của bên thứ ba. Sản phẩm này của Google là một vị trí trung tâm giúp Publisher kiếm tiền từ tất cả các loại khoảng không quảng cáo cho dù đó là website, ứng dụng dành cho thiết bị di động, video hoặc trò chơi. Không những thế, Ad Manager còn cho phép nhà xuất bản quản lý được giá quảng cáo qua giao dịch trực tiếp bằng đấu giá với người mua để cạnh tranh cho khoảng không quảng cáo đến từ bên thứ ba. Nếu AdSense được tối ưu trong việc tự động hóa thì Ad Manager lại được tối ưu hóa trong việc người dùng có thể kiểm soát hết tất cả mọi hoạt động cũng như tính năng từ đấu giá cho đến việc quản lý những nội dung quảng cáo xuất hiện trên website hay app của mình.




          Từ đó, ta có thể thấy được những sự khác nhau một cách rõ rệt trong mỗi sản phẩm của Google và những tính năng riêng biệt mà Google muốn hướng tới cho người dùng để có thể lựa chọn AdSense, AdMob hay Ad Manager để sử dụng phù hợp cho hướng kinh doanh của mình. Nếu là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, hướng tới sự đơn giản và dễ sử dụng, bạn nên dùng AdSense. Nếu là một nhà xuất bản chủ yếu trên các thiết bị di động và muốn kiểm soát mạnh mẽ về vấn đề an toàn thương hiệu thì bạn có thể thử trải nghiệm AdMob. Hay bạn là một Publisher lớn thì bạn có thể sử dụng Ad Manager để tự điều hướng nguồn lợi nhuận đến từ các trang web và ứng dụng của mình. Hãy liên hệ thêm với Netlink để được tư vấn rõ hơn về cách khai thác tốt nguồn tài nguyên sẵn có của bạn.

 

Bài viết liên quan

nhung-cap-nhap-moi-cua-header-bidding-tren-google-ad-manager
30-08-2022
Tìm hiểu ngay những nâng cấp của Header Bidding trên Google Ad Manager.
loi-ich-cua-viec-toi-uu-hoa-doanh-thu-den-tu-thiet-bi-di-dong
27-06-2022
Website trên thiết bị di động ngày một trở thành một trong những nguồn thu chính đến từ quảng cáo của các nhà xuất bản. Vậy nhà xuất bản có thể làm gì để tối ưu hoá doanh thu đến từ website trên thiết bị di đông?
lam-the-nao-de-tang-doanh-thu-den-tu-quang-cao-cho-website-cua-ban
13-06-2022
Tối ưu hoá doanh thu đến từ quảng cáo là cả một quá trình. Nó không diễn ra trong ngày một ngày hai. Trong bài viết ngày hôm nay, Netlink muốn gợi ý cho bạn 6 cách đơn giản để tăng doanh thu đến từ quảng cáo cho website.
quang-cao-tinh-va-quang-cao-dong
30-05-2022
Ngày nay, thị trường quảng cáo đa dạng về hình thức và vị trí hiển thị. Tuy nhiên, quảng cáo có thể được chia thành hai định dạng chính là quảng cáo tĩnh và quảng cáo động.
 
mua-quang-cao-tu-dong-p3
28-04-2022
Bài viết cuối cùng trong chuỗi bài Programmatic Buying sẽ giới thiệu qua về hai hình thức mua-bán quảng cáo tự động còn lại đó là Private Market Place (PMP) và Real-time Bidding (RTB).
4-xu-huong-ve-quang-cao-co-lap-trinh-vao-nam-2022
07-04-2022
Cùng Netlink cập nhập những xu hướng quảng cáo có lập trình trong năm 2022.